8/29/2011

Thủ thuật làm hồ sơ xin việc


Hồ sơ xin việc đầy đủ gồm:
1. CV (tự giới thiệu về mình)
2. SYLL theo qui định của nhà nước (có dán ảnh và chụp dấu giáp lai)
3. Bản sao giấy khai sinh
4. Bản giấy chứng nhận sức khỏe (của Bệnh viện tương đương cấp huyện trở lên)
5. Bằng cấp, bảng điểm (có công chứng và liên quan đến công việc)
6. Chứng chỉ tin học (có công chứng)
7. Chứng chỉ ngoại ngữ (có công chứng)
8. 02 ảnh 3*4 hoặc 4*6 cm
9. 02 bì thư dán tem và ghi sẵn địa chỉ nơi nhận
Ngoài ra, có một vài cơ quan họ yêu cầu thêm một hoặc một số giấy tờ sau (có 1 số nơi sử dụng đến)
- Giấy chứng nhận của Công an địa phương (phường, xã) về việc chưa có tiền án, tiền sự
- Cam kết làm việc lâu dài tại cơ quan nếu trúng tuyển (một số trường hợp thì họ yêu cầu cha, mẹ ký bảo lãnh)
- Bản phô tô Giấy CMND
- Bản phô tô hộ khẩu


Hồ sơ xin việc thông thường gồm:

1. 01 Đơn xin việc
2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận tại địa phương).
3. Các văn bằng như : bằng TN, bằng Anh văn, vi tính,... đều phải công chứng.
4. Giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, bản sao hộ khẩu,... phải có công chứng.
5. 04 Hình 3 x 4.


Một cán bộ phụ trách tuyển dụng nhân sự của một công ty có lần nói đùa: “Mở lớp huấn luyện về cách làm hồ sơ xin việc và viết lý lịch coi bộ kiếm ăn được. Mỗi ngày tôi phải trả lời cả chục lần về việc hồ sơ dự tuyển gồm những gì và cách viết lý lịch tự thuật như thế nào...”.
Bạn đã chuẩn bị gì cho bộ hồ sơ dự tuyển việc làm của mình để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với nhà tuyển dụng?
1. Bìa hồ sơ
Khi nộp hồ sơ trực tiếp, bao đựng hồ sơ của bạn ít nhất phải đủ chứa “toàn vẹn” những trang giấy A4 nguyên khổ. Một số bạn có bao bì với kích cỡ như vậy rồi nhưng lại xếp đôi cả xấp hồ sơ của mình, nhét một cách không ngay ngắn vào trong bao, hoặc có khi còn xếp đôi cả bao hồ sơ khổ A4 - trông bộ hồ sơ bèo nhèo mà “tội nghiệp”.
Khi bạn gửi hồ sơ qua email, đó là khi kỹ năng ngôn ngữ của bạn phần nào có dịp thể hiện. Hi vọng bạn không kiệm lời đến mức để trống tiêu đề email và lẳng lặng đính kèm tập tin mà không nói năng gì trong trang email của mình.
Dù gửi hồ sơ theo cách nào, nếu vị trí dự tuyển của bạn đã được nhà tuyển dụng đặt mã số, bạn rất nên ghi rõ mã dự tuyển của vị trí ấy. Điều đó giúp hồ sơ của bạn được phân loại vào đúng nơi của nó thay vì có thể “du ngoạn” lòng vòng hoặc bị bỏ quên đâu đó.
2. Sắp xếp hồ sơ
Việc sắp xếp thứ tự các loại giấy tờ trong một bộ hồ sơ không phải sao cũng được. Bạn phải nhận biết một thứ tự hợp lý nhất. Chẳng hạn, thư dự tuyển là trang được xếp lên trên cùng, tiếp theo là lý lịch, thư giới thiệu nếu có, tiếp đến là bản sao giấy tờ và bằng cấp các loại - loại nào càng quan trọng càng xếp lên phía trước.
Nếu gửi hồ sơ qua email, điều cần lưu ý là các tập tin đính kèm được chọn lọc kỹ với dung lượng không quá nặng. Cũng nên lưu ý tránh để xảy ra việc gửi công ty B nhưng lại đề “Kính gửi công ty A”. Có người còn gửi tiếp (forward) đến công ty B một email đã gửi công ty A, rồi cứ thế tiếp tục thao tác forward vô tư, chẳng buồn để ý rằng email qua mỗi lần forward lại biến thành một tập tin đính kèm.
Kết quả là người nhận thư lần forward thứ n phải nhấp chuột n lần mới xem được nội dung email, và còn biết tất tần tật những nơi ứng viên đã gửi cùng một email dự tuyển này trước đó.


Sáu điều tối kỵ đối với hồ sơ xin việc:


Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ xin việc thật hoàn hảo. Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính mà quên đi những “sát thủ” thầm lặng khiến hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng. Để hồ sơ của bạn “ăn điểm” so với các ứng viên khác, bạn cần tránh 6 điều tối kỵ sau khi viết hồ sơ xin việc.

Lỗi 1: Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ xin việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất.
Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp: Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

Lỗi 2: Sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả

Hồ sơ xin việc giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Chỉ cần một lỗi đánh máy cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người bất cẩn. Vì vậy, không chỉ kiểm tra bằng chế độ “spelling and grammar” của MS Word, bạn nên nhờ người quen đọc lại hồ sơ để chắc rằng bạn không mắc bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào.

Lỗi 3: Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất

Trong hồ sơ xin việc, bạn đừng sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi”. Thay vì viết “Tôi theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính”, bạn hãy viết là “Theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính.” Bạn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng trong phần “Mục tiêu nghề nghiệp” và Thư xin việc mà thôi.

Lỗi 4: Không sử dụng động từ

Bạn nên tránh những cụm từ như “Chịu trách nhiệm làm hợp đồng…” Bạn cần sử dụng động từ để mô tả bạn đã hoàn thành công việc như thế nào. Vì thế, bạn hãy viết “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các hợp đồng, văn bản và tất cả hồ sơ liên quan đến quy định pháp luật…”

Lỗi 5: Chú trọng mô tả trách nhiệm công việc mà bỏ qua thành tích đạt được

Người tìm việc thường mô tả quá chi tiết các công việc đã làm. Thế nhưng, nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn đã đạt được thành tích gì trong công việc trước đây. Vì vậy, hãy tránh trình bày trách nhiệm công việc theo kiểu chung chung như “Cập nhật thông tin của các phòng ban”. Bạn cần trình bày thành tích đã đạt được để hồ sơ của bạn nghe thuyết phục và nêu bật được khả năng của bạn: “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các thông tin lưu trữ cách đây 10 năm một cách hệ thống, giúp các phòng ban tham khảo nhanh chóng và dễ dàng.”

Lỗi 6: Cung cấp thông tin liên lạc không chính xác

Hồ sơ của bạn tạo ấn tượng rất tốt và nhà tuyển dụng quyết định mời bạn dự phỏng vấn. Tuy nhiên, thông tin liên lạc của bạn lại không đúng. Hoặc bạn lại đề một địa chỉ email nghe không nghiêm túc chút nào như hotlips@email.com. Tất cả những lỗi không đáng này sẽ lấy đi cơ hội có được việc làm mơ ước của bạn. Vì vậy, bạn cần nêu thông tin liên lạc thật chính xác và rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể liên lạc dễ dàng với bạn.
Bạn có thắc mắc liên quan về vấn đề này? Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới để được tư vấn

SHARE THIS

Author:

Tôi là PHƯỚC kỹ sư công nghệ thông tin. chuyên thiết kế web và làm dịch vụ MMO.

2 comments: