Theo đó, tăng khung tiền phạt với 83 nhóm hành vi vi phạm (với mức tăng từ 50% đến 150%). Ngoài ra, còn quy định áp dụng thí điểm mức xử phạt riêng (cao hơn so với mức quy định chung từ 40% đến 200%) với một số hành vi vi phạm phổ biến mà người tham gia giao thông thường mắc phải và có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP HCM) như không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn cho phép...
Cụ thể, điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường ở khu vực áp dụng thí điểm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (thay vì mức từ 40.000 đến 60.000 đồng); xe môtô, xe gắn máy bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng; xe ôtô bị từ 300.000 đến 500.000 đồng (thay vì mức thông thường 100.000 đến 200.000 đồng).
Điều
khiển xe môtô, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông bị
phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng và tước GPLX 30 ngày (mức thông thường
từ 100.000 đến 200.000 đồng); xe ôtô vi phạm bị phạt từ 1.000.000 đến
1.400.000 đồng và tước GPLX 30 ngày (mức thông thường từ 600.000 đến
800.000 đồng).
Riêng về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, dự thảo lần này giảm xuống còn hai mức: 30 và 60 ngày (thay cho 3 mức quy định 30, 60 và 90 ngày). Điều này được các chuyên gia xây dựng dự thảo nghị định lý giải, giảm thời gian vì đã được tăng mức tiền phạt các hành vi vi phạm, đồng thời để hạn chế tác động xã hội và tạo điều kiện cho người vi phạm sớm được tiếp tục điều khiển phương tiện, hành nghề lái xe, tránh lãng phí cho doanh nghiệp, cá nhân nhưng vẫn bảo đảm tính răn đe.
Ông Hồ Nghĩa Dũng - Bộ trưởng Bộ GTVT mong muốn, với những chế tài và tăng mức tiền xử phạt trong Nghị định lần này, người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ.
"Hà Nội là địa phương có tình hình giao thông rất phức tạp, do vậy với những lực lượng chức năng có nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông đô thị thì việc thực thi Nghị định xử phạt được coi là biện pháp tích cực trong việc thay đổi ý thức tham gia giao thông của người dân thành phố" - ông Ngô Quang Đảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
Riêng về thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, dự thảo lần này giảm xuống còn hai mức: 30 và 60 ngày (thay cho 3 mức quy định 30, 60 và 90 ngày). Điều này được các chuyên gia xây dựng dự thảo nghị định lý giải, giảm thời gian vì đã được tăng mức tiền phạt các hành vi vi phạm, đồng thời để hạn chế tác động xã hội và tạo điều kiện cho người vi phạm sớm được tiếp tục điều khiển phương tiện, hành nghề lái xe, tránh lãng phí cho doanh nghiệp, cá nhân nhưng vẫn bảo đảm tính răn đe.
Ông Hồ Nghĩa Dũng - Bộ trưởng Bộ GTVT mong muốn, với những chế tài và tăng mức tiền xử phạt trong Nghị định lần này, người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ.
"Hà Nội là địa phương có tình hình giao thông rất phức tạp, do vậy với những lực lượng chức năng có nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông đô thị thì việc thực thi Nghị định xử phạt được coi là biện pháp tích cực trong việc thay đổi ý thức tham gia giao thông của người dân thành phố" - ông Ngô Quang Đảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam.
đéo mẹ nhà nó chú vượt đen vàng cũng bị phạt không chấp hành luât giao thông chú
ReplyDeletecông an thời buổi bây giờ ăn cướp trắng trợn quá
ReplyDeletesáng vội đèn xanh còn 2s cố đi thế là 2 anh áo vàng nhẩy bổ ra chặn xe
ReplyDelete